1. Chất liệu pha lê
Pha lê có tên khoa học là thủy tinh chì, nó có cấu tạo tương tự như thủy tinh nhưng có hàm lượng chì cao hơn thủy tinh (tối thiểu là 24% PbO, của thủy tinh là 14%). Chính hàm lượng chì cao giúp cho pha lê có độ khúc xạ ánh sáng cao hơn, bạn sẽ nhìn thấy được các loại màu sắc như cầu vồng khi ánh sáng chiếu vào những viên pha lê.
Đèn mâm pha lê
Từ khi ra đời pha lê đã trở thành biểu tượng của sự quý phái, sang trọng và đẳng cấp, được nhiều gia đình quý tộc ngày xưa sử dụng. Đến hiện tại, vẻ đẹp của pha lê vẫn gắn với sự sang trọng, xa hoa, nó thường được sử dụng để làm ra những đồ trang trí cao cấp, trong đó có thiết kế đèn trang trí.
Đèn chùm, đèn thả thông tầng, đèn mâm áp trần,…là những loại đèn trang trí sử dụng chất liệu pha lê phổ biến nhất. Những viên pha lê trong suốt với nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau, dưới sự sắp xếp khéo léo của những nhà thiết kế sẽ trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Những viên pha lê nhiều hình dáng và khúc xạ đủ màu sắc
Ngoài những mẫu có sẵn, những mẫu đèn thiết kế riêng tuy có giá thành cao nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn để thể hiện dấu ấn và phong cách riêng của bản thân hay vì mục đích nhất định nào đó.
Đèn mâm pha lê thiết kế (ảnh sưu tầm)
Pha lê ngoài ứng dụng trên đèn trang trí, còn được sử dụng trên một số mẫu quạt trần đèn, đèn treo tường, tạo hiệu ứng chiếu sáng đa chiều, đa màu sắc cho không gian.
Quạt trần đèn trang trí có kết hợp pha lê
Đặc biệt, nếu muốn pha lê luôn sáng bóng như ban đầu, chúng ta có thể sử dụng cồn pha loãng với nước ấm để lau rửa pha lê, pha lê sẽ sáng và sạch đẹp như mới.
2. Chất liệu thủy tinh
Khi pha lê được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế đèn hiện đại, thì thủy tinh lại được ưa chuộng trong các thiết kế đèn cổ điển, đặc biệt là các mẫu đèn chùm cổ điển.
Đèn chùm thủy tinh cổ điển
Thủy tinh tuy có độ tán sắc ánh sáng kém nhưng lại có những ưu điểm đặc biệt:
- Màu sắc đa dạng: khi sản xuất người ta có thể thêm các màu sắc tùy ý cho thủy tinh, từ trong suốt đến nhám mờ,…
Đèn thả thủy tinh chao màu vàng nâu trong suốt
- Nhiều hình dáng để lựa chọn: với đèn thủy tinh thiết kế, những người thợ lành nghề sẽ làm hoàn toàn bằng thủ công từ công đoạn nung, thổi, tạo hình thủy tinh, vì thế sẽ có nhiều mẫu mã và hình dáng tùy ý
Đèn thả thủy tinh thiết kế (ảnh sưu tầm)
- Hoa văn độc đáo: khi sản xuất đèn bằng chất liệu thủy tinh nhám hoặc thủy tinh đục, mọi người hoàn toàn có thể lựa chọn để thêm các loại hoa văn vào chao đèn
- Không bị oxi hóa dưới tác động của môi trường: chất liệu thủy tinh không bị oxi hóa nên màu sắc của chao đèn sẽ luôn được giữ nguyên, chúng ta chỉ cần thường xuyên vệ sinh là đủ đảm bảo vẻ đẹp của đèn
Tuy nhiên, thủy tinh là chất liệu khá dễ vỡ, nên khi di chuyển hay lắp đặt cần cẩn thận tránh làm xây xước và giảm đi vẻ đẹp của đèn.
3. Chất liệu đồng
Đồng là chất liệu phổ biến làm lõi của hầu hết các loại dây điện trên thị trường, khi ứng dụng vào thiết kế đèn trang trí, đồng lại được sử dụng làm thân đèn hoặc mạ bên ngoài vỏ đèn, phù hợp cho các công trình có phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.
Đèn chùm đồng cổ điển (ảnh sưu tầm)
Chất liệu đồng khi áp dụng vào đèn trang trí sẽ tạo cảm giác sang trọng, hoài cổ, vì thế mà ngày xưa, đồng chỉ thường dùng làm đèn thờ.
Đèn thờ cổ điển bằng đồng (ảnh sưu tầm)
Ngày nay, các nhà thiết kế đèn đã thổi một làn gió mới vào các loại đèn đồng như: đèn đồng treo tường, đèn chùm đồng,… cách tân mới lạ, không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống mà còn đem lại cảm giác tươi mới, hiện đại.
Đèn tường đồng
Đèn đồng hay đèn mạ đồng sau thời gian dài sử dụng, lớp vỏ sẽ có tình trạng bị oxi hóa và chuyển sang màu đen, để làm sạch đèn đồng như mới cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần cho muối hạt vào nước đun sôi, thêm giấm vào hỗn hợp rồi dùng khăn sạch để chà lên bề mặt, vỏ đèn sẽ sáng lại như ban đầu.
Muối là nguyên liệu dễ kiếm để làm sạch bề mặt đồ đồng
4. Inox mạ vàng PVD
Inox mạ PVD là loại chất liệu hiện đại, với cốt bên trong là inox và phủ bên ngoài 1 lớp mạ PVD bằng công nghệ tiên tiến, không chỉ đem lại độ bền mà còn tăng tính thẩm mĩ cho các vật dụng sử dụng chất liệu này.
Đèn thả thông tầng sử dụng đế Inox mạ PVD
Inox mạ vàng PVD thường ứng dụng làm đế đèn cho các loại đèn thả, đèn mâm áp trần, đèn chùm, đèn thả thông tầng,…với hình dáng thông thường như vuông, chữ nhật hay tròn. Nó được ứng dụng nhiều bởi có những ưu điểm:
- Mạ PVD giúp tạo ra cấu trúc kim loại nhiều tầng, tránh được tác động của môi trường như oxi hóa, ăn mòn hay trầy xước
- Độ sáng bóng cao, lớp phủ PVD cho độ bóng như một chiếc gương soi thông thường, chúng ta có thể nhìn rõ những hình ảnh phản chiếu qua bề mặt này
Đế đèn mạ PVD cho màu sắc đồng nhất (ảnh sưu tầm)
- Lớp phủ màu vàng thống nhất, đồng đều, màu vàng mịn và không bị loang lổ, đem lại vẻ đẹp sang trọng cho những vật liệu bình thường nhất
Với những loại đèn thiết kế riêng, đèn thả đơn sáng tạo thành đèn thả thông tầng,… thì không thể dùng được các kích cỡ hay hình dáng đế thông thường. trong trường hợp này, chất liệu inox mạ PVD sẽ được sử dụng nhiều bởi nó dễ dàng tạo hình thành các hình dáng đặc biệt riêng theo yêu cầu của từng khách hàng.
Đế đèn inox mạ PVD thiết kế riêng theo yêu cầu khách hàng
Ngoài những chất liệu trên, một số những chất liệu khác cũng được sử dụng nhiều như: đá tự nhiên, gỗ, mây tre đan, acrylic,…mỗi chất liệu sẽ đều đem đến những nguồn cảm hứng sáng tạo khác nhau cho các nhà thiết kế để tạo ra các mẫu đèn trang trí độc đáo, không “đụng hàng” cho mọi người.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm một chút kiến thức về ngành công nghiệp thiết kế đèn trang trí và có thể chọn cho mình những loại đèn trang trí phù hợp nhất với không gian nội thất gia đình mình.
.
Đèn Phúc Lộc, chuyên cung cấp, lắp đặt các loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí
Liên hệ trực tiếp/zalo: 0965.922.488 – 0978.307.988
Website: https://sonlamgroup.com.vn/
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://denphucloc.com.vn/
Đ/c: số 31, ngõ 487 Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Xem thêm: Đèn thả hình cầu - không phải đau đầu sợ lỗi mốt